Bảo Tháp Boudhanath Nepal và sự nhiệm mầu của Phật Pháp

Bảo Tháp Boudhanath Nepal và sự nhiệm mầu của Phật Pháp

Bảo tháp Boudhanath Nepal
Mục Lục

Bảo tháp Boudhanath thống trị đường chân trời; đây là một trong những bảo tháp lớn nhất thế giới. Dòng người tị nạn lớn từ Tây Tạng đã chứng kiến việc xây dựng hơn 50 Gompa quanh Boudha.

Cùng hướng về nơi được xem là chốn tâm linh của Phật giáo để biết vì sao du khách thập phương đều mong được đến đây hành hương chiêm bái một lần trong đời nhé.

Kể từ năm 1979, bảo tháp Boudhanath trở thành di sản văn hoá thế giới được Unesco công nhận.

Bảo tháp được Unesco công nhận là di sản văn hoá
Bảo tháp được Unesco công nhận là di sản văn hoá

Bảo Tháp Boudhanath ở đâu ?

Bảo Tháp Boudhanath nằm ở vùng ngoại ô phía đông bắc Nepal, cách trung tâm Kathmandu khoảng 11 km, Bảo Tháp Boudhanath là một Mandala khổng lồ giữa Kathmandu. Điều này khiến cho công trình trở thành một trong những bảo tháp hình cầu lớn nhất ở Nepal

Bảo tháp Boudhanath là một Mandala khổng lồ
Bảo tháp Boudhanath là một Mandala khổng lồ

Cùng với Swayambhunath, thì đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất trong khu vực thành phố Kathmandu.

Xem thêm Chương trình tour Nepal kèm lịch trình: Hành hương viếng thăm Bảo Tháp Boudhanath.

Tour Nepal
Tour Nepal

Bảo Tháp Boudhanath có lịch sử gì đặc biệt ?

Tương truyền, Boudhanath được thành lập bởi vua Śivadeva của vương quốc Nepal cổ là Licchavi (590–604).

Nơi đây cũng nằm trên tuyến đường giao thương cổ đại của Nepal và Tây Tạng, đó cũng là nguyên do mà có rất nhiều thương nhân dừng chân tại đây để cầu nguyện. Bảo Tháp Boudhanath này cũng được mệnh danh là bảo tháp lớn nhất thế giới còn tồn tại cho đến ngày nay.

Đường kính của bảo tháp vô cùng rộng lớn, hơn 100m và khoảng cách giữa hai bức tường lớn bằng chiều dài của một sân bóng đá. Chiều cao của bảo tháp lên tới 36 mét, xét về mô hình thôi đã thấy được sự đồ sộ của bảo tháp Boudhanath nổi bật giữa vùng ngoại ô này.

Du khách viếng thăm bảo tháp
Du khách viếng thăm bảo tháp

Bảo tháp được xây dựng tại nơi có thiên thời địa lợi, bởi lẽ địa hình nơi đây vô cùng huyền ảo nằm giữa thung lũng Kathmandu, xung quanh là những rặng núi kỳ vĩ. Nếu được nhìn từ trên cao, du khách sẽ có dịp được ngắm nhìn Bảo Tháp với một góc độ khác, là mạn đà la ba chiều hiện lên tựa như một chiếc cung điện nguy nga.

Kiến trúc của ngôi tháp cũng khiến không ít người tới viếng thăm phải trầm trồ về độ tinh xảo trong quá trình xây dựng từ thời xa xưa. Những hình vuông và hình tròn đan xen nhau tạo nên một mô hình gắn kết rất chặt chẽ.

Ý nghĩa lá cờ của bảo tháp Nepal
Ý nghĩa lá cờ của bảo tháp Nepal

Điểm nhấn của công trình kiến trúc này chính là mỗi phần của bảo tháp đều toát lên những nét ý nghĩa đặc sắc riêng biệt mà những nhà kiến trúc sư lúc bấy giờ đã gửi gắm trong quá trình xây dựng. Trên thân tháp có hình đôi mắt to lớn của Đức Phật nằm trên cả bốn phía quanh ngọn tháp “khiến người xem có cảm giác như Đức Phật luôn theo dõi và phù hộ chúng sinh.”

Xem thêm những điều cần biết trước khi đi du lịch Everest Base Camp ở Nepal:

Vì sao người Tây Tạng lại xem Bảo Tháp Boudhanath là nơi hành hương linh thiêng?

Sau khi Bắc Kinh cưỡng chiếm Tây Tạng, năm 1959, nhiều người dân Tây Tạng đã đến định cư ở khu vực xung quanh Đại Bảo tháp Boudhanath. Và ngày nay, cộng đồng người Tây Tạng phát triển khá lớn mạnh ở khu vực lân cận ngôi Đại bảo tháp Boudhanath, cùng với đó là sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng, nhiều cơ sở tự viện và các trung tâm nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng được thành lập.

Du khách khám phá bảo tháp Nepal
Du khách khám phá bảo tháp Nepal

Đa số những Phật tử ở đây là người Tây Tạng di cư về xung quanh và sống tại miền đất Phật này theo truyền thống tôn thờ Phật giáo. Từ đó xây dựng thêm nhiều tu viện, trung tâm nghiên cứu về Phật giáo của Tây Tạng cũng được thành lập.

Bảo tháp cũng là nơi minh chứng cho những lời cầu nguyện của người dân với niềm tin về một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn. Cũng vì thế mà khi du khách đặt chân tới viếng nơi đây sẽ thấy những dây cờ rực rỡ bay trong gió mang theo những câu minh chú và điều lành tới chúng sinh.

5 màu cờ cũng thể hiện cho 5 nguyên tố cơ bản trong cuộc sống là màu vàng đại diện cho đất, xanh lá đại diện cho nước, đỏ đại diện cho lửa, trắng đại diện cho gió, xanh da trời đại diện cho không gian.

Ở phần giữa của đôi mắt Phật còn có chữ số Một theo tiếng Nepali biểu trưng cho sự hợp nhất của vạn vật thế gian. Phần phía trên của đôi mắt là hình tượng con mắt thứ 3 mang ý nghĩa của trí tuệ giác ngộ nhờ tu tập mà có được.

Phần phía trên của thân tháp hình vuông là đỉnh tháp hình kim tự tháp với 13 bậc đại diện cho lộ trình tu tập đi đến sự giác ngộ. Đỉnh của tòa bảo tháp Boudhanath – kì quan linh thiêng ở Tour Nepal là mái vòm được mạ bằng vàng cùng với chóp nón cũng được mạ vàng kết hợp với lọng mang biểu tượng của hoàng gia cao quý.

Xem thêm 8 lý do bạn nên du lịch Nepal: https://dulichcoguu.com/ly-do-du-lich-nepal/

Lễ hội Nepal tại Bảo tháp Boudhanath có gì đặc biệt?

Lễ hội được xem là lớn nhất tổ chức tại Bảo tháp Boudhanath là lễ đón mừng năm mới của người Tây Tạng vào tháng 2 tên là Losar. Thời điểm này sẽ có hàng chục ngàn du khách hành hương tới đây để cầu nguyện bình an, hạnh phúc. Vào hoàng hôn, tại bảo tháp Boudhanath – kỳ quan linh thiêng ở Nepal này sẽ có lễ với hàng trăm tín đồ diễu hành thành vòng tròn theo chiều kim đồng hồ quay và đi xung quanh bảo tháp.

Xem thêm: Lễ lễ đón mừng năm mới của người Tây Tạng – Lễ Losar:

Họ sẽ trì chú, quay bánh xe cầu nguyện và những khách hành hương tới đây cũng thực hiện nghi thức quỳ lạy sát đất hoặc quỳ kính khánh. Khắp nơi, người nối người cùng nhau cầu nguyện trong tiếng chuông, tiếng mõ phảng phất cùng gió trời, mùi nhang thơm từ gỗ bách, trầm cũng tỏa hương để tỏ lòng thành kính lên mười phương chư Phật. Khi tối về, bảo tháp lung linh huyền bí với đèn ngũ sắc và đèn bơ ngập tràn như một nguồn ánh sáng của sự giác ngộ.

Chia sẻ:

Blog
Emagazine