5 Hình Thức Mai Táng Của Tây Tạng – Phật Giáo Kim Cương Thừa

5 Hình Thức Mai Táng Của Tây Tạng – Phật Giáo Kim Cương Thừa

Hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát trong Phật giáo Kim Cương Thừa của Tây Tạng
Mục Lục

Những hình thức mai táng của người Tây Tạng sau khi chết thể hiện địa vị của người mất. Tín ngưỡng của người bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các Quốc gia láng giềng như Nepal, Trung Quốc, Ấn Độ.

Đa số người dân Tây Tạng theo Phật giáo Kim Cương Thừa nên họ cũng coi thân xác, đời sống này cũng chỉ như “chiếc thuyền rỗng“linh hồn mới là thứ bất diệt. Và cơ thể con người được hình thành từ các yếu tố (đất, nước, gió, lửa) nên khi chết đi thì cũng nên trả tấm thân xác đó về cho tự nhiên.

1. Tháp táng

Tập tục Tháp táng ở Tây Tạng
Tập tục Tháp táng ở Tây Tạng

Đây là hình thức mai táng cao quý nhất và chỉ dành cho những người đáng kính tại Tây Tạng như các vị Đạt lai Lạt ma, Ban thiền Lạt Ma

Tìm hiểu thêm: Những câu nói bất hủ của Đạt Lai Lạt Ma 14th.

Các vị này sau khi chết sẽ được rút hết nước trong cơ thể sau đó sẽ được tẩm ướp các loại thảo mộc, nghệ tây và lá vàng và đưa vào trong tháp để người dân Tây Tạng bảo quản và thờ cúng.

Tùy vào các cấp bậc khác nhau mà chất liệu của tháp khác như vàng, bạc, gỗ, đất…

2. Thiên táng

Hay còn gọi là điểu táng, đây là hình thức mai táng dành cho những người dân thường ở Tây Tạng hoặc những người giàu có.

Đây là hình thức mai táng phổ biến, như một cách con người dâng cơ thể mình cho những loại sinh linh đói khát để giúp đưa linh hồn mình về nơi tốt hơn hoặc có cuộc sống tốt hơn khi đầu thai trở lại.

Hình thức Thiên táng ( hay còn gọi là Điểu táng ) của người Tây Tạng
Hình thức Thiên táng ( hay còn gọi là Điểu táng ) của người Tây Tạng

Có 2 hình thức thiên táng là cơ bản và long trọng.

  • Với hình thức cơ bản, thi thể người chết sẽ được người nhà đưa lên ngọn núi thiêng thuộc khu thiên táng thung lũng Larung, ở đây những con kền kền mà người Tây Tạng coi là thiên sứ của người chết sẽ tự mổ xẻ xác ra để ăn thịt.
  • Hình thức thiên táng long trọng hơn thì cần nhiều nghi lễ hơn. Các vị Lạt Ma sẽ được người thân của người chết mới về để chủ trì tang lễ. Người chết sẽ được để trong nhà 3-5 ngày sau đó được tắm rửa sạch sẽ, bọc trong vải trắng và đưa lên núi. Những Rogyapas sẽ tách thi thể người chết ra thành nhiều phần bằng rìu, đốt cây bách xù để thu hút lũ kền kền đến ăn xác

Theo quan điểm Phật Giáo Kim Cương Thừa, người thân của người chết sẽ tự chứng kiến nghi thức “điểu táng” này để cảm nhận cuộc sống “vô thường” qua đó thức tỉnh nhận thức.

3. Hỏa táng

Hỏa táng tuy không được cao quý bằng Tháp táng nhưng đây cũng là một hình thức mai táng thể hiện sự tôn trọng dành cho những vị Lạt Ma hay quý tộc Tây Tạng. Sau khi chết, thi thể các vị này sẽ được đặt trên rơm và gỗ để thiêu cháy hoàn toàn.

Phần tro cốt sẽ được đưa vào các hũ nhỏ để đưa lên núi, nơi linh thiêng theo quan điểm của người dân Tây Tạng thả cho bay theo gió hoặc thả trôi theo dòng nước.

4. Thủy táng

Đây là hình thức mai táng dành cho những người có địa vị thấp hay người ăn xin trong xã hội, hoặc khi nơi đó không có điều kiện để thực hiện “thiên táng“ thì hình thức thủy táng sẽ là phổ biến.

Người chết sẽ được bọc trong vải trắng và thả trôi theo dòng sông. Đây được xem là phổ biến nhất trong các hình thức mai táng của người Tây Tạng.

5. Địa táng

Trái ngược với các quốc gia khác trên thế giới, địa táng là thấp kém nhất trong các hình thức mai táng của người Tây Tạng. Nó dành cho những người bị bệnh dịch và kẻ sát nhân. với ý nghĩa chôn dưới đất để xua tan dịch bệnh và cho kẻ sát nhân xuống địa ngục để nhận sự trừng phạt.

Phong cảnh đồi núi ở Tây Tạng
Phong cảnh đồi núi ở Tây Tạng

Đây là những hình thức mai táng của người Tây Tạng đã duy trì và tiếp nối biết bao nhiêu thế hệ. Hãy cùng Du lịch có Guu khám phá những điều mới và những kiến thức thú vị nhé!

Tìm hiểu về nét văn hoá qua lễ hội tương tự Tết Nguyên Đán Việt Nam: Tết Losar mừng năm mới của người Tạng.

Nếu có một dự định du lịch hay còn muốn tìm hiểu nhiều hơn về Tây Tạng, cùng xem qua: Kinh nghiệm du lịch Tây Tạng.

Chia sẻ:

Blog
Emagazine