Chùa Đại Chiêu – Nơi tín đồ Phật Giáo Tây Tạng đều muốn đến

Chùa Đại Chiêu – Nơi tín đồ Phật Giáo Tây Tạng đều muốn đến

Kiến trúc đền Jokhang
Mục Lục

Ai cũng biết Mecca chính là thánh địa phải đến một lần trong đời của mọi tín đồ Hồi Giáo. Vậy thì đối các tín đồ Phật Giáo Tây Tạng, đi Tây Tạng thăm Chùa Đại Chiêu hay Jokhang, chính là khát vọng một đời của họ.

Cùng Fit Tour – Du lịch có Guu tìm hiểu về ngôi chùa linh thiêng này nhé!

Khách du lịch chụp hình ở đền Jokhang
Khách du lịch chụp hình ở đền Jokhang

Vì sao chùa Đại Chiêu là đại diện Phật giáo Tây Tạng?

Từ lâu, Tây Tạng đã được biết đến là xứ sở Phật giáo huyền bí, ví như “cực thứ ba của Trái Đất”. Là trung tâm của Phật giáo Tây Tạng, một chi phái đặc biệt của Mật Tông (Vajrayana) cùng những phong cách đa dạng như Quán đảnh, Trì chú.

Nơi đây nổi tiếng cùng các vị Phật sống, tiêu biểu là 14 đời Đạt Lai Lạt Ma – được người Tây Tạng xem hiện thân của Quán Thế Âm và Ban-thiền Lạt-ma là người phụ chính.

Tìm hiểu thêm: Những lý do mà bạn muốn du lịch Tây Tạng.

Miền đất chư thiên này quy tụ tất cả những điều linh thiêng và huyền bí nhất mà bất kỳ tín đồ Phật giáo nào cũng đều mong ước tìm đến để hành hương và chiêm bái. Và nổi trội nhất có lẽ chính là chùa Đại Chiêu thuộc thành phố Lhasa

Chùa Đại Chiêu Tây Tạng
Chùa Đại Chiêu Tây Tạng

Phố cổ Lhasa và Chùa Đại Chiêu linh thiêng

Chùa Đại Chiêu (Jokhang Temple) – ngôi cổ tự đã nhẫn nại song hành cùng “miền đất chư thiên” qua bao lần “vật đổi sao dời” của thời cuộc suốt gần 14 thế kỷ, tọa lạc tại thánh địa Lhasa, ngay trung tâm khu phố cổ, giữa quảng trường Barkhor (Bát Nhai) sầm uất nhộn nhịp.

Theo ngôn ngữ Tạng, Đại Chiêu có nghĩa là  “Kinh đường” hoặc “Phật đường”.

Là một ngôi cổ tự thiêng liêng bậc nhất –  những người du lịch Tây Tạng có thể “mục kích sở thị” lòng thành kính, nhất tâm hướng Phật của những tín đồ sùng đạo. Chùa Đại Chiêu là một công trình kiến trúc cổ kính, ôm trọn trong lòng pho tàng giá trị  về văn hoá và mỹ thuật Tây Tạng cổ vô giá.

Đền Jorkhang Đại Chiêu
Đền Jorkhang Đại Chiêu

Chùa Đại Chiêu (Jokhang) và cuộc hôn nhân định mệnh

Ngôi chùa được xây dựng vào thế kỷ thứ VII, gắn liền với thiên tình sử của vị Tạng Vương nổi danh trong lịch sử – Tùng Tán Cán Bố (Songtsengampo) cùng người vợ – Văn Thành công chúa đời nhà Đường.

Bắt đầu một cuộc hôn nhân ngoại giao nhằm gắn kết cao nguyên Thanh Tạng và đông thổ Đại Đường, Văn Thành Công Chúa đã mang đến một món quà hồi môn vô cùng đặc biệt: chính là bức tượng Minh Cửu Đa Cát Phật, hay còn gọi là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Bát tuế đẳng thân.

Đây là pho tượng quý, tái hiện Đức Phật 12 tuổi ở tư thế tọa thiền, với chiều cao xấp xỉ ba mét và có trọng lượng lên tới 1,5 tấn.

Khám phá chi tiết: Kinh nghiệm du lịch Tây Tạng.

Tương truyền, bức tượng linh thiêng này do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đích thân khai quang và là một báu vật vô giá mà vua Đường Thái Tông dành tặng con gái cưng. Và ngôi chùa Đại Chiêu được Tạng Vương quyết định khởi công, để làm nơi thờ tự pho tượng này.

Chùa Đại Chiêu
Chùa Đại Chiêu

Trước có Đại Chiêu, sau có Lhasa – Quá trình xây chùa gian nan

Truyền thuyết kể lại rằng vào thời điểm đó tại nơi ngôi chùa tọa lạc, yêu ma liên tục hoành hành, quấy nhiễu rất ngang nhiên, khiến cho việc xây dựng Đại Chiêu không hề đơn giản. Để trấn áp bọn chúng, Văn Thành Công chúa đã rút chiếc nhẫn “trị ma hàng yêu” ném xuống hồ nước.

Ngay sau đó, chỉ  duy nhất loài dê mới có thể vận chuyển đất đá lấp hồ. Theo ngôn ngữ Tạng, “ra” là dê, “sa” là đất. Từ đó, miền đất thủ phủ Tây Tạng được gọi với cái tên Rasa, lâu dần về sau người ta lại đọc chệch thành Lhasa. Nguồn gốc của câu nói  “trước có Đại Chiêu, sau mới có Lhasa” cũng là từ đây mà ra.

Chùa Đại Chiêu – điểm hành hương đông đảo và thiêng liêng

Om Mani Padme Hum” – câu bảo chú nổi danh của Tây Tạng, được những tín đồ miệt mài vừa niệm vừa quay chuyển kinh luân trong vòng tròn Kora bất tận quanh chùa trong ngày hội Đại Chiêu lớn nhất của cư dân bản địa.

Mà khi nhắc tới vòng tròn Kora, Fit Tour có một điều cần phải lưu ý, đó là khi đi du lịch Tây Tạng, đến tham quan chùa Đại Chiêu hay bất kỳ ngôi chùa nào, bạn cũng nên di chuyển theo hướng thuận chiều kim đồng hồ.

Lý do vì sao? Bạn hãy tham khảo thêm: Những điều nên làm và không nên làm khi du lịch Tây Tạng.

Đối với các tín đồ Phật giáo Tạng truyền, chùa Đại Chiêu tựa như cõi Phật giữa dương thế, là địa hành hương đông đảo nhất tại Lhasa.

Từ sớm tinh mơ đến đêm khuya, những dòng người xếp hàng kiên nhẫn, thành kính chắp tay khấn bái trước những pho tượng Phật, ban thờ Tông Khách Ba, Địa Tạng Vương Bồ Tát cùng vị thần Hộ Pháp của phái Cách Lỗ…

Đây là nơi duy nhất bạn có thể chiêm ngưỡng và phải trầm trồ ấn tượng bởi một bức tranh toàn cảnh về tôn giáo, nơi miền đất chư thiên luôn hiện diện rõ nét, sống động, thu hút mang đậm sắc màu tâm linh huyền bí, cùng những tâm hồn sùng kính hết mực.

Vượt bao thăng trầm biến động của lịch sử, Chùa Đại Chiêu – Jokhang từng bị phá hủy hai lần, vào cuối thế kỷ VII và giữa thế kỷ thứ IX. Suốt khoảng thời gian chiến loạn đó, chùa phải đóng cửa, tượng Phật phải mang đi chôn giấu bí mật dưới đất.

Tìm hiểu về: Thời điểm du lịch Tây Tạng tốt nhất.

Trải qua nhiều lần tái thiết vào các thời Nguyên – Minh và Thanh, ngôi cổ tự đã được mở rộng và đạt quy mô kỳ vĩ như hiện tại dưới thời vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 (thế kỷ XVII).

Dẫu bị hư hại và từng được trùng tu, nhưng chùa Đại Chiêu vẫn giữ nguyên đường nét kiến trúc đặc sắc nguyên bản tuyệt đẹp của mình. Những thành tố gốc như thanh xà, dầm gỗ đến khung cửa, cột kèo… vẫn trường tồn tựa như chưa hề phải chịu đựng qua lửa đạn binh đao.

Năm 2000, Chùa Đại Chiêu đã được UNESCO công nhận là Di Sản văn hóa thế giới, cùng với Cung điện Potala (năm 1994) và Cung điện Mùa hè Norbulingka (năm 2001), trở thành bộ ba đơn nguyên quần thể kiến trúc độc đáo, thu hút khách thập phương tìm đến du lịch Tây Tạng.

Tìm hiểu thêm: Tour du lịch Tây Tạng.

Chia sẻ:

QR Code
QR Code https://dulichcoguu.com/chua-dai-chieu/
ĐẶT TOUR NGAY
Blog
Emagazine
Lịch trình Tour Hàn Quốc mới nhất 2024
Pop up Tour du lịch Hàn Quốc 2024